Constantine (2005)

 



Tên phim - Constantine - (có lẽ) dựa theo tên của Flavius Valerius Aurelius Constantinus (sinh vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280 – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất. Constantinus I là vua La Mã đầu tiên cải đạo sang Ki-tô giáo và là người đã ban bố Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát tín đồ Ki-tô giáo trong toàn đế quốc.

Trong phim còn có sự xuất hiện của những cái tên sau:
  • Angela (Angel ~ Thiên thần)
  • Isabel (Elizabeth, Isabella ~ "chúa là lời thề của tôi")
  • Gabriel (Tổng lãnh thiên thần)
  • Lucifer - Satan (đứa con đầu tiên của thiên chúa - thiên thần sa ngã, Sao Mai - đứa con của bình minh, người mang đến ánh sáng, chúa tể địa ngục...)
  • Mammon - con trai của Satan (tiền bạc, của cải, vật chất, sự tham lam, sự sa ngã, sự trụy lạc,...)
Những cảm nghĩ lóe lên trong và sau khi xem phim:
  • Con người (hoặc chốn nhân gian này) là nơi giao thoa giữa thiện và ác, tốt và xấu, thiên đàng và địa ngục, ánh sáng và bóng tối, quá khứ và tương lai, trước và sau,...
  • Người tốt quá sẽ dễ bị chết sớm, vì cứ mải mê hy sinh và phục vụ cho người khác mà quên chăm lo cho chính bản thân mình. Người ác quá thì cũng dễ chết sớm hoặc sẽ phải sống trong đày đọa vì đã gây ra nhiều tội lỗi, làm tổn hại đến cộng đồng, không ai dung tha cả, nhưng có lẽ sẽ chết muộn hơn "người tốt quá" (hên xui). May ra chỉ có người luôn đứng giữa ranh giới tốt-xấu là có thể sống lâu nhất, vì liên quan đến trạng thái cân bằng, trung lập, sự hài hòa,... 
  • Không ai xấu hoàn toàn, không ai tốt tuyệt đối. Không ai hoàn hảo. Không có gì hoàn mỹ.
  • Mọi sự cực đoan - cuối cùng sẽ đưa ta đến những nơi không mấy tốt đẹp hoặc không giống như lúc đầu ta nghĩ.
  • Dù đi đến đâu, cũng phải dựa vào chính bản thân mình, hãy tự mình khám phá và tự phấn đấu để thu lượm những thứ mà mình muốn
  • Không ai có thể gây ảnh hưởng hoặc điều khiển chúng ta nếu chúng ta không chấp thuận điều đó. Ví dụ: Chẳng ai ép bạn phải sống sai nếu bạn không thỏa hiệp, chẳng ai có thể bắt bạn phải ăn thứ mà bạn không hề muốn ăn (họ muốn đưa thức ăn vào miệng bạn, bạn hoàn toàn có thể cắn chặt răng lại; nếu họ khống chế bạn và nhét thức ăn vào miệng bạn, bạn hoàn toàn có thể nhổ ra...), chẳng ai có thể bắt nạt bạn nếu bạn không cho phép họ làm như thế,... Nếu không muốn người khác làm 1 điều gì đó với mình, đừng để họ làm, hãy phản ứng lại, đừng để yên, đừng im lặng, phải nói ra, phải khiến họ dừng lại.
  • Kinh Thánh hay bất cứ sách vở nào, đều chỉ là những thứ mà con người tạo ra để răn dạy hậu thế, chúng có thể đúng hoặc có thể sai, quan trọng là ta thấy thế nào về chúng và lấy được gì từ chúng, và trên hết vẫn là phải gắn chặt chúng với trải nghiệm cá nhân theo một cách sát sườn nhất
  • Thiên thần cũng có chỗ độc ác. Quỷ dữ cũng có chỗ thiện lương. 
  • Được sống và trải nghiệm cuộc đời đã là một món quà vô giá
  • Nếu bạn không trân quý những thứ được tạo hóa trao tặng, nếu bạn từ chối những món quà sẵn có, nếu bạn không tìm cách phát huy năng lực của bản thân, bạn sẽ đau khổ
  • Cuộc sống sẽ trở nên đầy ý nghĩa và màu nhiệm khi bạn thực sự được sống đúng với những gì bạn có, khi bạn là chính bạn, khi bạn yêu chính mình, khi bạn quý trọng mạng sống, khi bạn biết ơn mọi thứ, khi bạn hài lòng, khi bạn biết đủ
  • Thiên đàng hay địa ngục đều ở rất gần, không phải nơi nào đó xa xôi
  • Ác quỷ và thiên thần cũng không phải chỉ tồn tại ở địa ngục hay thiên đàng
  • Mọi thứ luôn ở ngay đây, ngay bây giờ, ngay trước mắt, ngay lúc này, ngay trong mỗi chúng ta
  • Sự đau đớn, sự mất mát, nỗi buồn, nghịch cảnh... có thể giúp con người trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn,... (nếu có một ý chí vững chãi và hướng thiện)
  • Chưa chắc sự tiêu cực là hoàn toàn có hại. Tích cực quá cũng là không tốt.
(sẽ bổ sung tiếp, khi bất chợt lóe lên thêm những cảm nghĩ khác :p)

Nhận xét